Phong cách tối giản Minimalism là gì?

Phong cách tối giản Minimalism

Phong cách tối giản hiện đại không đại diện cho phong cách Luxury xa xỉ và cũng không phải là sự cắt bỏ các chi tiết trong quá trình thiết kế.

Minimal chính là sự kế thừa sau 60 năm của phong trào nghệ thuật Bauhausphong cách thiết kế tối giản đã tiếp nối con đường của những nghệ sĩ bác bỏ các chi tiết lãng phí trong xu hướng trang trí cao cấp trước đây.

Là người theo đuổi phong cách thiết kế Minimalism, bạn có thể bỏ đi bao nhiêu thứ trong không gian của mình (tranh, vật dụng, đồ nội thất…) mà không làm mất đi tính thẩm mĩ và công năng cần có?

Sau khi đọc bài viết này, Nội Thất X-Space đảm bảo rằng bạn có góc nhìn khác về định nghĩa tối giản cũng như cách áp dụng chủ nghĩa tối giản khi áp dụng vào không gian sống của mình.

Minimalism là gì?

Minimalism xuất phát trong phong trào nghệ thuật phương Tây từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, phát triển mạnh vào giữa những năm 1960 và 1970 của thế kỷ 20. Chủ yếu được sử dụng trong các tác phẩm điêu khắc của Robert Morris, John McCracken, Agnes Martin, Dan Flavin, Frank Stella, Anne Truitt và Donald Judd. Kể từ đó, ý nghĩa của từ “minimalism” được mở rộng. Hiện tại được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau; từ thời trang, âm nhạc cho tới thiết kế nội thất và kiến trúc.

Tác phẩm “Nhôm đúc” của nhà điêu khắc Robert Morris được triển lãm gần đây – một trong những người tiên phong áp dụng phong cách tối giản Minimalism.
Một tác phẩm theo phong cách tối giản của nhà điêu khắc Donald Judd.
Minimalism – phong cách tối giản trong thiết kế nội thất có nghĩa là bố trí phòng có ít đồ đạc và chi tiết. Các yếu tố chính của phong cách này đến từ hình dạng, màu sắc và vật liệu. Việc phân chia không gian thành các phòng, đồ nội thất hoặc vách ngăn bằng kính đóng vai trò quan trọng. Thiết kế nội thất phong cách tối giản hiện đại được thực hiện dựa trên các dạng hình học sắc nét và bất đối xứng.
Giảm bớt các chi tiết xuống tới mức tối thiểu là một phần quan trọng giúp định hình phong cách tối giản trong thiết kế nội thất.

Xu hướng thiết kế tối giản ngày càng trở nên phổ biến. Nó không giống với các xu hướng thiết kế khác, khi họa tiết được lựa chọn một cách khắt khe hơn và tone màu lạnh thì dường như phù hợp hơn. Với tone màu này, giúp cho không gian bên trong cảm giác thêm rộng rãi và hút nhiều ánh sáng hơn.

Ngày nay, những không gian nội thất thật sự ấn tượng được thiết kế dựa trên các biến thể sống động và nhẹ nhàng. Các nguyên tắc cơ bản của phong cách thiết kế Minimalism bao gồm đường nét, hình khối rõ ràng, đồ nội thất nhỏ gọn và sắc thái nhạt. Mặc dù vậy, gần đây đã xuất hiện các hình khối mềm mại, nhiều màu sắc và hoa văn hơn.

Kiến trúc theo trường phái tối giản hiện đại Minimalism.
Vách ngăn kính giúp không gian trở nên liên tục và mở rộng với xu hướng thiết kế tối giản.

Phong cách thiết kế Minimalism điển hình cho sự gọn gàng

Đồ đạc được bố trí gọn gàng ngăn nắp và có ý đồ giúp mang lại những cảm xúc tích cực.

Tất cả mọi người đều mong muốn trở về nhà và cảm thấy thoải mái thư giãn. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta bước vào một căn phòng ngổn ngang những đồ đạc, giấy tờ công việc và những góc nhà đầy bụi bẩn, khiến chúng ta cảm thấy bị căng thẳng và bất ổn.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc có một ngôi nhà lộn xộn có thể gây ra mức độ căng thẳng cao, thậm chí là nơi nuôi dưỡng mầm bệnh. Trở về nhà với bừa bộn đồ đạc sau một ngày làm việc cũng có thể làm bạn chán chường với chính nơi ở của mình.

Một ngôi nhà được coi là nơi khi ta có thể thư giãn và thoát khỏi thế giới bên ngoài.
Ánh sáng tự nhiên giúp không gian trông rộng hơn, đồng thời là thiếu sót lớn nếu chúng ta không tận dụng chúng cho ngôi nhà của bạn.

Ánh sáng, không gian trong thiết kế hiện đại được sử dụng trong nhà ở có thể ảnh hưởng lớn đến các giác quan của bạn. Các nghiên cứu đã dẫn tới sự hình thành kiến trúc Neuroscience – một xu hướng hiện đại kết hợp chặt chẽ giữa khoa học vào kiến trúc. Các phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tối ưu hóa các tòa nhà, giúp mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất và có khả năng cải thiện sức khỏe của bạn.

Những vấn đề thường gặp khi tự thiết kế tại nhà

Việc trang trí phòng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn, bao gồm những vấn đề cần giải quyết sau đây:

  • Lộn xộn có thể làm bạn trở nên lo lắng.
  • Bóng tối có thể khiến bạn cảm thấy buồn và chán nản.
  • Không gian sống quá sáng có thể khiến bạn cảm thấy bị áp lực và căng thẳng.
  • Một căn phòng quá nhỏ nhưng nhiều đồ đạc có thể làm bạn cảm thấy bị mắc kẹt và sợ hãi.
  • Sử dụng đồ đạc không ngăn nắp có thể khiến bạn khó tìm.
Trở về nhà với đồ đạc được bài trí ngăn nắp giúp cuộc sống của bạn luôn tươi mới.

Hãy đảm bảo phòng khách hoặc khu vực sinh hoạt chính của bạn là nơi có tổ chức nhất, vì phần lớn thời gian rỗi của bạn ở đây và đó là căn phòng mà hầu hết mọi người đều nhìn thấy. Thiết kế nội thất phong cách tối giản sẽ làm ngôi nhà trông sáng sủa, tươi mới và tổng thể vẻ ngoài thanh lịch. Tạo ra một môi trường sống sạch sẽ là một cách tuyệt vời để thực hành lối sống tối giản, giúp tâm trạng bạn được thư giãn và thoải mái vào cuối ngày.

Các nguyên tắc của phong cách Minimalism

Vào năm 1917, các nhà thiết kế nổi tiếng đã sáng lập nên phong cách kiến trúc tối giản (minimalism), gồm những thành viên thuộc nhóm nghệ thuật “Style”. Những kiến trúc sư theo trường phái xu hướng tối giản ở thời điểm đó cũng đã từ chối việc chia quá nhiều phòng trên các mặt bằng công trình. Điển hình như kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe đã sử dụng phương châm “ít hơn là nhiều hơn” để áp dụng vào các công trình của mình.

Kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe (1886-1969) được xem như cha đẻ của kiến trúc tối giản (Minimalism).
Phong cách thiết kế nội thất tối giản có những nguyên tắc cần phải tuân theo. Mục đích của nó là tạo ra sự sắp xếp không gian đơn giản, thanh bình và có trật tự. Thông qua việc giảm bớt sự lộn xộn và đơn giản hóa nội thất tới giới hạn của những điều thiết yếu, có một cảm giác rõ ràng và phong phú của sự đơn giản thay vì sự trống rỗng.
Phong cách tối giản của Nhật Bản là một đại diện cho phong cách tối giản theo kiến trúc Á Đông.
  • Nguyên tắc chính của thiết kế phong cách tối giản là sử dụng các hình dạng đơn giảntự nhiên. Nguyên tắc này là cơ sở cho phong cách thiết kế ở phương Đông, đặc biệt là phong cách nhà ở kiểu Nhật Bản đã trở thành một trường phái của phong cách kiến trúc tối giản.
  • Vật dụng nội thất tối giản phải có hình dạng tinh tế và được bao bọc bằng vật liệu có màu sắc trung tính.
  • Sử dụng các bề mặt sáng bóng đường thẳng sẽ rất phù hợp.
  • Các chi tiết có thể được làm bằng thép không rỉ hoặc crôm, số lượng phụ kiện ít nhất có thể.
  • Sàn được làm bằng vật liệu dễ dàng vệ sinh như gỗ, các loại sơn sàn, bê tông, gạch hoặc đá.
  • Cần phải dự trù đủ không gian để cất tất cả đồ dùng của bạn, tất cả đều dựa trên tiêu trí đơn giản và tối ưu hóa công năng.

 

 

Hệ tủ trong một căn hộ mang phong cách tối giản.
Tông trắng chủ đạo kết hợp với sàn gỗ sáng màu.

Xu hướng nội thất tối giản trở nên phổ biến bởi thiết kế nội thất phong cách này rất nhẹ nhàng và tự do. Tối giản là phong cách đươc thực hiện một cách hoàn hảo và có tổ chức. Phong cách tối giản đặc biệt phổ biến trong giới doanh nhân và những người làm công việc sáng tạo, những người thừa nhận giá trị của sự đơn giản, tinh tế, cái đẹp và tính thực tiễn. Minimalism cho phép bạn thể hiện cá tính mà không cần sử dụng bất kỳ phụ kiện nổi bật và đồ nội thất khác thường. Nếu bạn yêu thích sự đơn giản và nghiêm nghặt trong thiết kế, phong cách tối giản là những gì bạn cần!

Những ý tưởng tự trang trí phòng theo phong cách tối giản Minimalism

Lựa chọn phong cách tối giản là bước đi đầu tiên để tạo ra một môi trường thư giãn. Hãy cùng Thiết kế nội thất XSpace xem qua các gợi ý để có được căn phòng tối giản ngay sau đây, giúp bạn thay đổi môi trường sống của mình từ một nơi ở lộn xộn trở thành một không gian nghỉ dưỡng cao cấp:

a/ Màu sắc

Màu trắng là lựa chọn rất tốt cho một phòng ở tối giản, kết hợp với màu kemcác sắc màu tự nhiên khác.
Tông màu nhạt giúp bạn dễ dàng định hình trong nhà ở phong cách tối giản.
Thêm một màu sáng có thể là một kết nối rất hiệu quả, nhưng cố gắng đừng để cho nó quá cực đoan. Hãy thử tạo bức tường khác biệt hoặc sơn màu khác ở các khu vực nhỏ, chẳng hạn như hốc tường. Nếu bạn đang lo lắng về sự lựa chọn màu sắc có thể gây xung đột, hãy chọn màu xám nhạt, màu vàng hoặc nâu thay vì màu trắng.

b/ Tường

Hãy đảm bảo rằng các bức tường của nhà bạn không có hoa văn của giấy dán tường và đã được bả phẳng. Sử dụng sơn nước là một sự lựa chọn tốt vì nó ít bóng.
Tường trắng là lựa chọn tối ưu nhất.
Chú chim Eames House Bird là ví dụ cho điểm nhất đặc biệt trong phong cách tối giản.
Lựa chọn tranh ảnh lớn hoặc gương để treo trên tường, thay vì các vật nhỏ hơn để tránh những bức tường có vẻ lộn xộn. Nếu bạn muốn bạn muốn treo tranh phong cách tối giảnmột đoạn văn hay slogan được in đậm là một ví dụ về tranh chữ đơn giản.

Hãy sử dụng một ảnh in lớn không khung. Tuy nhiên nếu bạn muốn có một chi tiết trực quan hơn, hãy sử dụng tranh ảnh có khung để thay thế.

c/ Trang trí

Hãy đầu tư vào đồ nội thất tối giản phù hợp với căn phòng của bạn. Nếu bạn có nhiều vật dụng, hãy cân nhắc việc thiết kế một tủ lớn để có thể đặt mọi thứ vào bên trong. Mục tiêu cho các thiết kế nội thất tối giản gọn gàng là nâng cao chức năng sử dụng và không cố gắng lấp đầy phòng của bạn.

d/ Ánh sáng

Ánh sáng tự nhiên được sử dụng phù hợp trong một phương án thiết kế nội thất phòng ngủ phong cách tối giản.
Hãy đảm bảo phòng của bạn đã được chiếu sáng, nhưng không nên quá sáng để giúp căn phòng bạn trông thoáng mát và thư giãn. Việc sử dụng đèn đặt trên sàn, đèn thả treo trần, đèn led hay đèn hắt có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái với một căn phòng tối giản, giống như cảm giác chạm vào các chi tiết trang trí cũng như chạm vào chính nguồn sáng.

Top 6 cách giúp bạn tự thiết kế căn nhà theo phong cách tối giản Minimalism

1. Giữ không gian luôn sạch sẽ và gọn gàng

Đồ đạc để lộn xộn xung quanh bạn không chỉ gây khó khăn cho việc thư giãn, mà còn làm cho việc tìm kiếm những thứ bạn cần trở nên khó khăn. Tất cả khiến cho cuộc sống bạn trở nên căng thẳng, có rất nhiều đồ đạc trang trí đồng nghĩa với việc chứa nhiều bụi bặm.

Bằng cách sở hữu một căn hộ nhỏ tối giản, sẽ dễ dàng hơn để giữ gìn vệ sinh và ngăn nắp, đồ đạc của bạn sẽ được cất đâu vào đấy.
Duy trì sự gọn gàng ngăn nắp trong phòng vệ sinh là một phần không thể thiếu trong nội thất tối giản.
Những vật dụng không cần thiết không nên nằm trên lối đi trong nhà bạn. Hãy thử đặt những đồ đạc vào những chỗ thiết thực. Sử dụng giỏ, khay và các hộp chứa khác để giữ cho đồ đạc của bạn được sắp xếp hợp lý và dễ tìm. Hãy cân nhắc mua đồ nội thất cho những thứ cụ thể để giúp bạn cất mọi thứ.

2. Bám sát tông màu của bạn

Sử dụng nhiều màu sắc và các mẫu trang trí có thể làm cho căn phòng trở nên rối rắm và kín mít, hoặc gây ra một bầu không khí hỗn loạn.

Bằng cách sử dụng một vài màu sắc tối giản đối với tường, rèm cửa, vật dụngsàn nhà.

Các chi tiết đồng nhất có thể mang lại cho căn phòng một bầu không khí thư giãn hơn.

Sử dụng các sắc thái khác nhau, các vật liệu hoàn thiện với độ tương phản sẽ không gây nhàm chán cho căn phòng và giúp việc thiết kế thêm chiều sâu.
Tông màu nhẹ nhàng tổng thể kết hợp với một vài chi tiết làm điểm nhấn chính.

3. Đảm bảo thiết kế của bạn có sự cân bằng

Bằng cách sắp đặt gối, đèn cây và các tác phẩm nghệ thuật theo cặp hoặc bất đối xứng về một phía. Giúp bạn có thể tạo ra một hiệu ứng thiết kế tối giản hiệu quả trong phòng của bạn.
Phòng ngủ phong cách tối giản với sự cân bằng về ánh sáng và tông màu sáng tối.
Bằng cách chú ý đến sự cân bằng trong căn phòng, bạn sẽ tận dụng tối đa không gian và ánh sáng sẵn có, tạo nên ấn tượng về những khu vực được xác định rõ ràng trong căn phòng.

4. Tạo nên một điểm nhấn chính

Cho dù đó là một chiếc gương trang trí công phu hay một chiếc ghế sofa đẹp, hãy sử dụng một vật dụng để tạo ra một điểm nhấn chính trong căn phòng. Việc có một sản phẩm trọng tâm thu hút sẽ bổ sung những giai điệu tinh tế cho phần còn lại của thiết kế và hoàn thành trọn vẹn việc trang trí căn phòng tối giản.
Với chỉ một chi tiết trọng tâm giúp việc trang trí nhà phong cách tối giản trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Bằng cách xem căn phòng như một mạng lưới được xây dựng xung quanh một trọng tâm, hãy hình dung đồ nội thất và các vật dụng khác được đặt xung quanh, thực sự trông sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

5. Để các vật dụng tương tự lại gần nhau

Đặt các đồ dùng mang tính tương đồng ở gần nhau, có thể về kiểu dáng màu sắc hoặc có cách sử dụng tương tự nhau, thực sự trông sẽ giản đơn hơn và được để một cách gọn gàng.
Đồ đạc để một cách khoa học và có liên quan với nhau là một ưu điểm của phong cách tối giản.
Sắp xếp một nhóm các hình ảnh tương tự và đồ trang trí với nhau trong một khu vực, thực sự có thể tạo nên sự đột phá trong thiết kế nhưng cũng không kém phần tinh tế.

6. Ít hơn luôn tốt hơn

Tạo nên không gian có công năng tối ưu là chìa khóa để thành công khi thiết kế nhà phong cách tối giản. Hãy để ánh sáng di chuyển tự do thông qua một cửa sổ lớn, căn phòng dường như sẽ nhẹ nhàng thanh thoát và trông rộng hơn.
Chỉ lựa chọn những gì cần thiết nhất là tiêu chí quan trọng của phong cách tối giản hiện đại và cũng không kém phần sang trọng.
Đừng để những chậu cây lớn, bạn chỉ thể làm cho căn phòng thêm lộn xộn. Phân khu rõ ràng về các vị trí trên tường sẽ làm nổi bật bất kỳ một tính năng khác trong phòng. Giúp cảm nhận không gian rõ ràng hơn.

Lời kết

Bạn có cảm thấy hứng khởi khi nhìn thấy những ưu điểm khi sở hữu một căn phòng phong cách tối giản ngăn nắp? Hãy dọn dẹp những đống lộn xộn và bắt đầu tạo ra một ngôi nhà thư giãn mà bạn yêu thích. Minimalism không có nghĩa là khô khan, trống rỗng hoặc lạnh lẽo. Đó chỉ là một cách tiếp cận giúp cân bằng và gọn gàng hơn trong việc thiết kế nội thất. Nếu bạn đang đối mặt với sự lộn xộn và nó đang khiến bạn thất vọng. Tại sao không tham khảo một số mẫu thiết kế tối giản XSpace để mang lại cho bạn chút cảm hứng ngay từ hôm nay?

One thought on “Phong cách tối giản Minimalism là gì?

  1. Pingback: Cải tạo nhà Hà Nội 4 tầng 52m2 - Gia đình anh Đạt - XSPACE KIẾN TRÚC HÀNG ĐẦU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Developed by Tiepthitute